5 cách hạ sốt cho trẻ đầu nóng chân tay lạnh hiệu quả

Dược sĩ Đại học
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sĩ Phạm Chiến hiện là dược lâm sàng đảm nhận vai trò chuyên môn tại NovoPetie. Anh tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, ngôi trường hàng đầu về đào tạo ngành Dược tại Việt Nam. Quãng thời gian học tập tại đây đã giúp anh không chỉ sở...

Hiện tượng trẻ sốt đầu nóng nhưng tay chân lạnh cũng thường gặp trong quá trình nuôi con nhỏ. Vậy cách hạ sốt cho trẻ đầu nóng chân tay lạnh như thế nào, cùng tìm hiểu với Novopetie qua bài viết dưới đây.

Vì sao trẻ sốt đầu nóng chân tay lạnh?

Đầu tiên, ba mẹ cũng cần hiểu rõ trẻ sốt chân tay lạnh là gì. Biểu hiện rõ ràng nhất là con tăng thân nhiệt, nhưng lại có sự chênh lệch khác biệt giữa các bộ phận trên cơ thể bé. Trong đó thường gặp nhất là vùng đầu, vùng trán của con nóng ran nhưng chân tay bé lại lạnh.

Có hai nhóm nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này, thứ nhất là về cơ chế sốt, thứ hai là phụ thuộc và yếu tố gây sốt.

Nguyên nhân do cơ chế sốt

Khi cơ thể trẻ gặp tác nhân gây bệnh như virus hay vi khuẩn, hệ miễn dịch sẽ có cơ chế tăng thân nhiệt để chống lại yếu tố này. Tuy nhiên, trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên vượt mức bình thường và sự điều chỉnh nhiệt độ kém hơn so với người lớn.

Ngoài ra, khi trẻ bị sốt, cơ thể sẽ chủ động tăng tuần hoàn máu tới các bộ phận chủ chốt trung tâm như não và nội tạng, giảm lưu lượng máu về các chi. Đó là lý do làm cho tay chân của trẻ lạnh mặc dù đầu lại nóng.

Thông thường, cơn sốt sau khi khởi phát một lúc đạt đến một mức độ phù hợp thì mạch máu sẽ giãn ra, nhiệt độ toàn thân đồng đều hơn, tay chân trẻ sẽ bớt lạnh.

Cơ chế sốt khiến con đầu nóng nhưng chân tay lạnh

Cơ chế sốt khiến con đầu nóng nhưng chân tay lạnh

Nguyên nhân do yếu tố gây bệnh

Tuy nhiên ba mẹ cũng không nên chủ quan khi con có biểu hiện sốt đầu nóng tay chân lạnh. Đó có thể là biểu hiện nhiễm siêu vi. Khi siêu vi tấn công trực tiếp vào não bộ và các mạch máu của tay, chân sẽ làm mạch co lại khiến chân tay lạnh ngắt. 

Thường nguyên nhân do siêu vi gây tình trạng sốt cao, có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khác như viêm màng não, nhiễm trùng máu nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy, ba mẹ cần hết sức cẩn trọng và theo dõi sát sao tiến triển bệnh của bé.

Cách hạ sốt cho trẻ đầu nóng chân tay lạnh

Nhìn chung, cách hỗ trợ cho bé trong các trường hợp sốt sẽ tương tự nhau, kể cả khi trẻ sốt đầu nóng tay chân lạnh. Dưới đây là các biện pháp hỗ trợ khi trẻ bị sốt ba mẹ có thể tham khảo:

Sử dụng thuốc hạ sốt

Thực chất khi con ốm, các biện pháp ba mẹ thực hiện mục đích chính là giúp con hạ nhiệt một phần, đỡ mệt mỏi, quấy khóc, có thể ăn ngoan, chơi ngoan. Nên không nhất thiết lúc nào thân nhiệt cũng phải về khoảng 36,5 – 37 mới là tốt nhất.

Chính vì thế, khi con sốt cao từ 38,5 độ trở lên hoặc con quá mệt mỏi, ba mẹ mới bắt đầu cho con dùng thuốc hạ sốt để giúp con hạ nhiệt, đỡ mệt hơn. Thuốc hạ sốt có dòng uống hoặc viên nhét hậu môn, ba mẹ có thể tham khảo một trong hai loại theo tình hình cụ thể nhé.

Sử dụng thuốc hạ sốt khi con sốt từ 38-38,5 độ trở lên

Sử dụng thuốc hạ sốt khi con sốt từ 38-38,5 độ trở lên

Sử dụng xịt giải cảm hạ sốt Novopetie

Novopetie chứa thành phần các tinh dầu thiên nhiên an toàn lành tính như khuynh diệp, tràm gió, hương nhu, gừng, lô hội giúp trẻ hạ nhiệt toàn thân và giảm cảm giác mệt mỏi khó chịu nhanh chóng.

Sản phẩm sử dụng công nghệ xịt BOV, tạo tia sương siêu mịn bao phủ toàn thân, vừa tiện lợi lại dễ dùng, bảo bối của mẹ mỗi lần con ốm sốt.

Khi con sốt nhẹ có thể dùng hỗ trợ cho bé và thay cho lau người lỉnh kỉnh, khi con sốt cao ba mẹ nhớ kết hợp cùng thuốc hạ sốt để giúp con nhanh khỏe hơn nhé.

Novopetie giúp hạ nhiệt toàn thân và giảm cảm giác mệt mỏi khó chịu cho trẻ

Novopetie giúp hạ nhiệt toàn thân và giảm cảm giác mệt mỏi khó chịu cho trẻ

Sử dụng khăn ấm

Sử dụng khăn ấm hoặc nhúng nước ấm từ lâu đã được ba mẹ áp dụng nhiều trong các trường hợp trẻ ốm sốt. Bằng cách này, con có thể thấy dễ chịu hơn phần nào và cũng hỗ trợ giảm nhiệt cho bé. 

Ba mẹ lưu ý, cần ướm nhiệt độ nước trước khi lau cho con, không sử dụng nước lạnh có thể gây ra phản ứng ngược và khiến con càng khó chịu hơn.

Đảm bảo trẻ nghỉ ngơi đầy đủ

Ba mẹ lưu ý, khi trẻ ốm sốt, cần cho trẻ ở nơi không gian yên tĩnh, thoáng khí, tránh gió lùa, và hạn chế đóng kín phòng. Nghỉ ngơi đầy đủ và đặc biệt là một giấc ngủ liền mạch sẽ hỗ trợ bé rất tốt trong việc phục hồi sức khỏe.

Hãy nhớ cho bé mặc quần áo mỏng nhẹ, thoáng mát với khả năng thấm hút tốt để quá trình thoát nhiệt được dễ dàng hơn, mang lại cho bé một giấc ngủ trọn vẹn. 

Ba mẹ nhớ liên tục theo dõi thân nhiệt của bé và các diễn biến của triệu chứng để có hướng xử trí kịp thời.

Chú ý chế độ ăn uống của trẻ

Khi sốt, thân nhiệt tăng cao, có thể dẫn tới tình trạng mất nước. Ba mẹ lưu ý cho con uống đủ lượng nước một ngày, các loại sữa, nước trái cây, nếu cần có thể cho bé bổ sung nước điện giải để bù cả khoáng cho bé.

Những lúc này ba mẹ có thể lựa chọn các thực phẩm mềm, dễ ăn, hoặc các loại cháo để cung cấp dinh dưỡng cho bé. Một vài loại trái cây nhiều vitamin C cũng là lựa chọn để tăng cường sức đề kháng cho trẻ như cam, ổi,… Ba mẹ nhớ không nên ép con ăn khi con đang ốm tránh dẫn đến tình trạng biếng ăn tâm lý nhé!

Chế độ ăn rất quan trọng khi con yêu ốm sốt

Chế độ ăn rất quan trọng khi con yêu ốm sốt

Cách phòng trẻ bị sốt chân tay lạnh

Từ xa xưa vẫn có câu “Phòng còn hơn chống”. Ngoài việc chuẩn bị sẵn các kiến thức hỗ trợ khi con ốm sốt, ba mẹ cũng cần biết các biện pháp phòng tránh tình trạng trẻ sốt đầu nóng tay chân lạnh hiệu quả nhất. 

Tiêm chủng đầy đủ

Đây là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh tật. Ba mẹ có thể mua theo các gói tiêm để đảm bảo đầy đủ các nhóm bệnh và cho trẻ một sự chuẩn bị kỹ càng nhất.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân

Dạy con từ nhỏ các vệ sinh cá nhân là một việc làm rất cần thiết. Ba mẹ nhớ hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với các vật dụng chưa được làm sạch, hạn chế các thói quen như mút tay, nằm trên sàn,…để giảm thiểu tối đa tiếp xúc với các vi khuẩn virus gây bệnh nhé.

Tăng cường sức đề kháng

Để tỉ lệ ốm của con ít nhất, và các triệu chứng cũng nhẹ nhàng hơn, ba mẹ cần chú ý tới việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ. Cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục thể thao thường xuyên, có thể bổ sung theo đợt các sản phẩm tăng đề kháng để hỗ trợ thêm cho bé yêu của mình.

Đảm bảo không gian sống thoáng đãng

Ngoài việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cho bản thân trẻ và những người xung quanh, ba mẹ nhớ làm sạch khu vực sinh sống thường xuyên, hạn chế tối đa các khu nước đọng,… Điều này sẽ giúp loại bỏ đáng kể các tác nhân gây hại tới sức khỏe gia đình.

Trường hợp nào nên đưa trẻ đến bệnh viện?

Với các bé nhỏ dưới 2 tháng tuổi, khi con sốt, ba mẹ nên tham khảo luôn ý kiến của bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Ba mẹ chú ý các triệu chứng nguy hiểm để đưa bé đi khám kịp thời

Ba mẹ chú ý các triệu chứng nguy hiểm để đưa bé đi khám kịp thời

Mặc dù phần lớn các trường hợp sốt ở trẻ nói chung hay sốt đầu nóng chân tay lạnh nói riêng không nghiêm trọng, nhưng ba mẹ không được chủ quan và hãy đưa trẻ đến bệnh viện sớm nếu có những triệu chứng dưới đây:

Sốt cao kéo dài

Nếu trẻ bị sốt cao (trên 39 độ C) kéo dài hơn 3 ngày mà không có dấu hiệu đỡ nhiệt, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, ba mẹ hãy sắp xếp đưa bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt. 

Triệu chứng tiến triển

Ngoài việc tăng thân nhiệt và con mệt mỏi quấy khóc, nếu trẻ có các triệu chứng lạ như nôn mửa, tiêu chảy, co giật hoặc khó thở,… ba mẹ lưu ý không thể chần chừ mà hãy đưa con tới bệnh viện thăm khám sớm.

Việc chăm sóc trẻ khi bị sốt đặc biệt là tình trạng trẻ đầu nóng chân tay lạnh có thể khiến phụ huynh cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, bằng cách hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc đúng cách, cha mẹ có thể giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này một cách an toàn và hiệu quả. 

Chia sẻ bài viết này
icon