10 cách chữa sổ mũi cho bé bằng phương pháp dân gian

Dược sĩ Đại học
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sĩ Phạm Chiến hiện là dược lâm sàng đảm nhận vai trò chuyên môn tại NovoPetie. Anh tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, ngôi trường hàng đầu về đào tạo ngành Dược tại Việt Nam. Quãng thời gian học tập tại đây đã giúp anh không chỉ sở...

Để xử lý triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi thông thường sẽ dùng các dòng thuốc uống như kháng histamin, nhóm codin, corticoid. Tuy nhiên đặc điểm chung của các nhóm thuốc này là nhiều tác dụng phụ, không an toàn khi sử dụng cho trẻ em. Vì vậy sử dụng các phương pháp dân gian được nhiều bậc phụ huynh ưu tiên sử dụng vì tính an toàn nhưng cũng không kém phần hiệu quả. Dưới đây là 10 cách chữa sổ mũi cho bé bằng phương pháp dân gian tại nhà.

Tại sao bé hay bị sổ mũi, ngạt mũi?

Sổ mũi, ngạt mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi thất thường hoặc vào những đợt bé mắc các bệnh về đường hô hấp. Khi đó cơ thể sẽ đưa ra tín hiệu tiết thêm dịch mũi để loại bỏ vi khuẩn, virus, bụi bẩn và các tác nhân kích thích khác khỏi đường hô hấp.

Sổ mũi, ngạt mũi gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày của bé khiến bé trằn trọc khó ngủ, quấy khóc, khó thở … Các triệu chứng này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm tai giữa, viêm xoang. 

Các bé bị cảm lạnh, cảm cúm sẽ rất dễ bị sổ mũi

Các bé bị cảm lạnh, cảm cúm sẽ rất dễ bị sổ mũi

10 phương pháp dân gian chữa sổ mũi cho bé

Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối ưu trương

Nước muối sinh lý có tác dụng rửa trôi bụi bẩn, loại bỏ vi khuẩn, virus bám bên trên bề mặt niêm mạc mũi.  Nước muối ưu trương có khả năng kéo nước ra khỏi tế bào sưng viêm từ đó làm giảm tình trạng ngạt mũi. Tùy vào tình trạng của bé để lựa chọn sản phẩm phù hợp trong từng giai đoạn:

  • Bé đang bị sổ mũi chảy nước mũi trong: Sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh hằng ngày
  • Nước mũi chảy có màu xanh, vàng hoặc có tình trạng nghẹt mũi: Sử dụng nước muối ưu trương.

Sản phẩm:

  • Nước muối ưu trương hoặc sinh lý mua tại các nhà thuốc. 

Lưu ý: Không nên tự ý pha nước muối do không đảm bảo được nồng độ.

Cách thực hiện:

  • Với các bé sơ sinh và trẻ nhỏ: Nhỏ 2 – 4 giọt nước muối vào mỗi bên mũi
  • Chờ khoảng 1 phút sau đó sử dụng các dụng cụ hút mũi để hút dịch nhầy ra ngoài

Xông hơi với lá tía tô, gừng, sả

Xông hơi cho bé bằng tía tô, gừng, sả

Xông hơi cho bé bằng tía tô, gừng, sả

  • Trong lá tía tô có chứa nhiều hoạt chất nhóm flavonoid, rosmarinic acid có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn giúp giảm tình trạng bệnh lý viêm đường hô hấp. Ngoài ra tía tô còn có khả năng ức chế các phản ứng dị ứng từ đó làm giảm tình trạng sổ mũi, ngạt mũi. 
  • Gừng có tính ấm, có khả năng làm loãng dịch nhầy, giúp thông mũi. Trong gừng còn chứa tinh dầu có khả năng làm dịu niêm mạc mũi, giảm sưng tấy trong các đợt viêm nhiễm giúp thông thoáng đường thở
  • Sả chứa nhiều tinh dầu có khả năng làm sạch đường hô hấp, giảm tắc nghẽn 

Kết hợp cả 3 dược liệu này trong nồi nước xông sẽ giúp chữa sổ mũi cho bé hiệu quả, giúp làm sạch, thông thoáng đường hô hấp, giảm ngạt mũi, sổ mũi.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 20 lá tía tô
  • 1 nhánh gừng
  • 2-3 cây sả
  • 500ml nước

Cách thực hiện:

  1. Rửa sạch các nguyên liệu trên sau đó đập dập cho vào nồi chứa 500ml nước
  2. Đun sôi 2-3 phút.
  3. Đặt nồi nước xông trong phòng kín, cách xa bé khoảng 50cm, tránh quá nóng. Cho bé hít hơi nước trong khoảng 5 -10 phút

Lưu ý: Phương pháp xông hơi chỉ áp dụng với các bé trên 8 tuổi

Dùng tỏi hấp mật ong

  • Trong tỏi chứa hoạt chất allicin có khả năng kháng khuẩn, kháng virus ngăn chặn viêm nhiễm và làm dịu đường hô hấp.
  • Mật ong có khả năng làm dịu, chống oxy hóa.

Sử dụng tỏi hấp mật ong giúp làm tiêu diệt vi khuẩn chống gây bội nhiễm trên đường hô hấp đồng thời làm dịu niêm mạc mũi. Đây là phương pháp giúp chữa sỗ mũi cho bé được nhiều bậc cha mẹ áp dụng.

Nguyên liệu:

  • 2-3 tép tỏi
  • 1 thìa mật ong

Cách làm:

  • Đập dập tỏi cho vào bát cùng với 1 thìa mật ong
  • Đun cách thủy trong 10 phút
  • Cho bé sử dụng 1-2 giọt mỗi ngày

Lưu ý: Phương pháp này áp dụng với các bé trên 1 tuổi

Sử dụng tinh dầu tràm massage lòng bàn chân cho bé

Tinh dầu tràm được các mẹ sử dụng phổ biến với công dụng giữ ấm cho bé. Dùng tinh dầu tràm massage bàn chân giúp kích thích lưu thông tuần hoàn máu đồng thời giảm nghẹt mũi, sổ mũi.

Sử dụng tinh dầu tràm massage lồng bàn tay, bàn chân giúp bé đỡ sổ mũi

Sử dụng tinh dầu tràm massage lồng bàn tay, bàn chân giúp bé đỡ sổ mũi

Nguyên liệu:

1 lọ tinh dầu tràm

Lưu ý: Hiện nay có rất nhiều loại tinh dầu tràm không rõ nguồn gốc, độ tinh khiết thấp. Vì vậy để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc chữa sổ mũi cho bé, cha mẹ cần tìm mua ở những cửa hàng đảm bảo uy tín.

Cách thực hiện:

  • Nhỏ một vài giọt tinh dầu tràm lên lòng bàn tay, xoa đều
  • Massage lòng bàn chân cho bé
  • Có thể đi tất cho bé sau khi massage để nâng cao hiệu quả

Sử dụng lá húng chanh

Lá húng chanh hay còn gọi là rau tần có khả năng làm giảm sổ mũi ngạt mũi tốt vì sở hữu một số thành phần như carvacrol, thymol – có tính kháng khuẩn, kháng viêm làm thông thoáng đường hô hấp.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 5-7 lá húng chanh
  • 1-2 thìa đường phèn

Cách thực hiện:

Giã nát lá húng chanh cho vào bát, thêm 1-2 thìa đường phèn. Hấp cách thủy 

Chắt lấy nước cốt, cho bé uống 1-2 lần/ ngày

Lưu ý: Áp dụng với các bé trên 6 tháng tuổi.

Dùng gừng và mật ong

Trong gừng có chứa gingerol, giúp giảm viêm, làm ấm cơ thể, long đờm và thông mũi. Mật ong có tính kháng khuẩn, làm dịu cổ họng, giảm kích ứng niêm mạc và hỗ trợ làm loãng dịch nhầy trong mũi. Kết hợp gừng và mật ong làm giảm các bệnh lý về hô hấp là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người sử dụng.

Gừng và mật ong có tác dụng tốt trong điều trị sổ mũi ở bé

Gừng và mật ong có tác dụng tốt trong điều trị sổ mũi ở bé

Nguyên liệu:

  • 1 nhánh gừng
  • 1 thìa mật ong
  • 200ml nước ấm

Cách thực hiện:

Rửa sạch, giã nhỏ gừng, pha với mật ong và nước ấm

Cho bé uống từng ngụm nhỏ. Ngày uống 2 lần

Lưu ý: Phương pháp này áp dụng với các bé trên 1 tuổi

Lá kinh giới và tía tô

Lá kinh giới và tía đô đều có tính ấm giúp làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm như ho, sổ mũi.

Nguyên liệu:

  • 5 lá kinh giới
  • 5 lá tía tô

Cách thực hiện:

  • Có thể đun nước cho bé uống hoặc nấu cháo

Lưu ý: Phương pháp chữa sổ mũi cho bé bằng lá kinh giới kết hợp với tía tô chỉ áp dụng với các bé trên 1 tuổi

Hành tím hấp

Trong hành tím có chứa quercetin –  hoạt chất có khả năng chống oxy hóa, làm dịu đường hô hấp. Ngoài ra trong hành tím còn có Allicin giúp kháng khuẩn, kháng virus từ đó ngăn ngừa cảm cúm.

Nguyên liệu:

  • 2 củ hành tím

Cách thực hiện:

  • Hành tím cắt lát, hấp cách thủy.
  • Để bé hít hơi hành tím từ xa để thông mũi

Lưu ý: Sử dụng cho bé trên 2 tuổi

Dùng tinh dầu khuynh diệp

Tinh dầu khuynh diệp có hoạt chất chính là eucalyptol (1,8-cineole) có khả năng làm thông thoáng đường hô hấp, giảm sổ mũi, nghẹt mũi. Đồng thời tinh dầu khuynh diệp cũng có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm.

Tinh dầu khuynh diệp có thể cho vào nước tắm hoặc massage lòng bàn chân, bàn tay cho bé giúp bé hết sổ mũi

Tinh dầu khuynh diệp có thể cho vào nước tắm hoặc massage lòng bàn chân, bàn tay cho bé giúp bé hết sổ mũi

Nguyên liệu:

  • Tinh dầu khuynh diệp

Lưu ý: Hiện nay có rất nhiều nơi bán tinh dầu khuynh diệp không rõ nguồn gốc, độ tinh khiết thấp. Vì vậy cha mẹ cần tìm mua ở những cửa hàng đảm bảo uy tín để đảm bảo hiệu quả trong việc chữa sổ mũi cho bé.

Cách thực hiện:

  • Nhỏ một ít tinh dầu khuynh diệp lên lòng bàn tay sau đó xoa đều lên ngực, lòng bàn tay, bàn chân của bé
  • Có thể cho một vài giọt vào nước tắm của bé

Dùng nước lá bạc hà

Bạc hà có khả năng chữa sổ mũi cho bé hiệu quả nhờ vào các hoạt chất có trong lá đặc biệt là menthol. Menthol có tác dụng làm dịu niêm mạc mũi đồng thời giúp làm thông thoáng đường thở.

Nguyên liệu:

  • 5-7 lá bạc hà
  • 200 ml nước

Cách thực hiện:

Đun lá bạc hà với nước

Cho bé xông hơi nước lá bạc hà

Lưu ý: Phương pháp này dành cho bé trên 8 tuổi

Lưu ý khi áp dụng phương pháp dân gian

Trước khi sử dụng các phương pháp dân gian chữa sổ mũi cho bé, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ về cách làm và độ tuổi phù hợp.

Trong trường hợp bé bị sổ mũi kéo dài, kèm theo các triệu chứng như sốt, ho dai dẳng cần cho bé đi khám để tìm nguyên nhân và có hướng dẫn điều trị phù hợp

Cần kết hợp các phương pháp điều trị với việc tăng đề kháng cho bé để bé nhanh hồi phục.

Combo xịt mũi Novopetie – Chữa sổ mũi cho bé hiệu quả tại nhà

Các bé hay ốm, đặc biệt là trẻ nhỏ, thường xuyên gặp tình trạng sổ mũi – ngạt mũi kéo dài khiến niêm mạc mũi của bé nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương. Vì vậy khi sử dụng các sản phẩm vệ sinh mũi, giảm triệu chứng ngạt mũi – sổ mũi ba mẹ cần chọn dòng chuyên biệt không gây sộc, sót đồng thời cần làm dịu, phục hồi niêm mạc mũi cho bé.

Thấu hiểu nỗi lo của ba mẹ, Novopetie mang đến dòng sản phẩm Xịt vệ sinh mũi Novopetie 0.9% và xịt giảm ngạt mũi, sổ mũi 1.9%:

  • Ứng dụng công nghệ xịt BOV tiên tiến tạo tia sương mịn, xịt êm không sốc sót cho bé, bé dễ hợp tác.
  • Thành phần chính của Xịt mũi Novopetie 1.9% là sự kết hợp giữa nước muối ưu trương, tinh dầu khuynh diệp, thymol và dexpanthenol giúp làm giảm nhanh triệu chứng nghẹt mũi đồng thời giúp dưỡng ẩm, chữa lành niêm mạc mũi đang bị tổn thương, chống bội nhiễm trong các đợt bé ốm.
  • Thành phần chính của Xịt mũi Novopetie 0.9% là sự kết hợp giữa nước muối đẳng trương 0.9% và dexpanthenol giúp làm sạch, rửa trôi bụi bẩn, vi khuẩn, virus gây bệnh đồng thời dưỡng ẩm, làm dịu niêm mạc mũi.

Thông qua bài viết trên chắc hẳn cha mẹ đã nắm được 10 cách chữa sổ mũi cho bé bằng phương pháp dân gian. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp về cách chữa sổ mũi cho bé, mẹ có thể gọi điện trực tiếp qua sđt 1800 255525 hoặc nhắn tin qua Fanpage Facebook của nhãn hàng: Novopetie Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề:

Ưu – nhược điểm của 3 dạng nước muối sinh lý cho bé hiện nay

5 cách trị sổ mũi cho bé an toàn và hiệu quả tại nhà

Bé bị chảy nước mũi trong như nước: Nguyên nhân và hướng điều trị

Chia sẻ bài viết này
icon